|
Võ Phục
|
|
QUI ĐỊNH VỀ VÕ PHỤC
|
Môn sinh võ cổ truyền Việt-Nam –
Bình-Định Sa-Long-Cương mặc võ phục màu trắng.
|
|
Áo thun trắng có tay dễ thích hợp với thời
tiết vùng nhiệt đới của nước Việt Nam . Khi luyện tập
vận động cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi, vải thun nhẹ
và thoáng sẽ không làm cản trở việc điều hòa hoạt
động của cơ thể.
Quần dài trắng, túm ống giúp các vận động lúc
tập luyện dễ dàng và thoải mái.
Chân mang vớ và giày đen, khi luyện võ hai chân là nơi
tập trung trọng lượng và sức mạnh đáng kể nhất.
Đôi giày bảo hộ đôi chân tránh được những
tổn thương dễ gặp phải làm ảnh hưởng không tốt
đến cơ thể, trở ngại khi tập luyện, nhất là trong
những điều kiện không thuận lợi về địa hình của
sân tập.
Hơn nữa việc mang giày không khác biệt với điều kiện
sinh hoạt bình thường hàng ngày của con người, sẽ giúp
cho môn sinh không lúng túng, khó khăn khi tập luyện hoặc
ngược lại khi ứng dụng vào thực tế chiến đấu.
Ngày trước, ngoại trừ giáp trụ và phẩm phục do
triều đình phong kiến mỗi thời ấn định ban phát mỗi
khác. Võ phục thường ngày của các quan võ vẫn luôn
là màu trắng.
|
|
|
|
QUY ĐỊNH VỀ CẤP ĐAI
|
Người môn sinh tập võ luôn được
nhắc nhỡ tập trung nguồn nội lực của cơ thể nơi
ĐAN ĐIỀN và cũng chính nơi đó cũng là nơi xuất
phát sức mạnh thực sự của con người. Sức tập trung cao
chừng nào thì nguồn nội lực phát sinh sẽ mạnh chừng
ấy.
Việc cột đai giữ chặt vùng bụng không
ngoài mục đích giúp cho người môn sinh dễ dàng tập
trung nguồn nội lực đó đúng chỗ, từ đó nguồn
sức mạnh phát sinh sẽ được cô động không bị
phân tán, nhất là đối với những người mới tập
định lực còn kém, vận động toàn thân chưa
được thuần phục.
Về mặt cơ thể học, các vận động
trong khi tập võ, thường tập trung sức mạnh, sức mạnh
ngày càng cao dễ gây những giao động, chấn động
mạnh của các bộ phận trong cơ thể con người, nhất
là ở vùng bụng, gây ảnh hưởng không tốt về sau,
cho nên nếu bụng được giữ chặt, các tai hại đó
sẽ được tránh khỏi.
Vùng bụng được giữ chặt, eo (yên)
được thu nhỏ làm tăng độ nhanh nhạy và mềm dẻo
của cơ thể, đòi hỏi người môn sinh võ cổ truyền
phải đạt được trình độ cao để có thể vận
dụng linh hoạt nguyên lý NHU thắng CƯƠNG, phổ biến trong võ
cổ truyền VIỆT NAM, là một sinh hoạt trong dân gian.
Ngày trước, khi tập võ, môn sinh được
hướng dẫn dùng một vuông vải dài để cột chặt
lấy bụng, đó là hình thức đơn sơ từ nguyên
thủy của sợ đai dùng trong võ cổ truyền truyền thống.
Sợi đai của người môn sinh võ cổ
truyền BÌNH ĐỊNH SA LONG CƯƠNG là một vuông vải đen
dài và rộng bản 240m x 40m. Màu sắc trên sợi đai sẽ
thay đổi theo từng bước học tập tiến bộ của
người môn sinh là ĐEN, XANH, ĐỎ và VÀNG với các ý
nghĩa như sau:
|
|
Màu ĐEN tượng trưng cho sự mù mịt ngu dốt, làm nền
cho sợi đai.
Màu XANH tượng trưng của hy vọng, sự sinh sôi nẩy nở
và phát triển đầy nhựa sống của vạn vật.
Màu ĐỎ tượng trưng cho sự hùng mạnh, vững vàng
đầy bản lĩnh.
Màu VÀNG tượng trưng cho sự thành tựu cao quý về tinh
thần của con người.
|
|
Mặt khác, với những hiểu biết dựa
trên cái học của KHỒNG MẠNH, ĐÔNG PHƯƠNG ngày
trước. Các màu sắc cũng được sắp xếp tế
nhị theo nguyên lý tương sinh trong thuyết NGŨ HÀNH.
|
THỦY sinh MỘC, MỘC sinh HỎA, HỎA sinh THỒ, THỒ sinh KIM.
|
Thủy tượng trưng cho màu đen, Mộc màu
xanh, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng, Kim màu trắng.
Môn sinh bước đầu vào học võ sẽ
được người Thầy đích thân cột đai trong một
buổi lễ đơn giản nhưng nghiêm túc với ý nghĩa
của sự công nhận một hạt nhân tích cực trong kế
thừa truyền thống của dân tộc.
Nền đen của sợi đai nhắc nhở
người môn sinh luôn khiêm tốn trong học tập và thực
hành. Biển học bao la khôn cùng, cái biết của con người
mãi mãi vẫn còn giới hạn.
Kiêu căng, ngạo mạn là tính thường
tình khiến con người dễ tự mãn với những điều
mình đạt được. Tránh được điều đó, con
người mới có thể vươn lên cái khôn cùng của
sự học – cái cao quý của sự hiểu biết.
Hai viền vải đỏ bên hông chạy dài theo
chiều dài của quần trắng tượng trưng cho dòng máu anh
hùng bất khuất của dân tộc cuồn cuộn chảy trong những
con người đất VIỆT, nhắc nhở người môn sinh kiên
trì trong học tập.
|
|
LỤC ĐAI cấp 1, cấp 2:
Tượng trưng bằng một mảnh vải XANH& màu Da trời,
khổ 40cm x 7cm thêm vào ở hai đầu sợi dây đai và một
vạch XANH ( 40cm x 2cm ) cho cấp 1 và tương tự thêm một
vạch nữa cho cấp 2.
HỔNG ĐAI, cấp 1, cấp 2:
Khi môn sinh đã đạt được một trình độ khá
vững vàng, màu XANH được thay thế bằng màu Đỏ.
HOÀNG ĐAI:
được công nhận là những bước thành tựu
sơ khởi cho việc học tập đi vào chiều sâu và chiều
rộng của tinh hoa truyền thống dân tộc.
Mảnh vải màu VÀNG (40cmx2cm) thêm vào
trên 2 vạch đỏ của HỔNG ĐAI cấp 2 và những tua
màu VÀNG ở 2 đầu sợi đai (Huấn luyện viên chính
thức của Võ phái).
|
|
|
|
NÚT THẮT CỦA SỢI ĐAI NƠI BỤNG
|
Từ ban đầu vào học các môn sinh
được hướng dẫn thắt nút sợi đai một bên
người, NAM bên TRÁI, NỮ bên PHẢI với ý nghĩa
khiêm tốn cần có của một người võ sinh đang tìm
học di sản truyền thống của tiền nhân.
Với những thành tựu vững vàng trên các
chặng đường học tập gian khổ, người môn sinh võ cổ
truyền ở cấp HOÀNG ĐAI 4 ĐẲNG được công nhận là
VÕ SƯ, trở thành một trụ cột góp phần tích cực
xây dựng và phát triển kế thừa xứng đáng truyền
thống cao quý của cha ông. Nút thắt sợi đai được
đặt đường hoàng ở giữa bụng.
|
|
Ở cấp HOÀNG ĐAI I ĐẲNG (HLV) võ phục của
người môn sinh điểm thêm viền Đỏ quanh ống phía
dưới, tượng trưng cho bước thành tựu ban đầu
đã được kết tựu vững vàng.
Đối với người KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG CHÍNH THỨC,
viền ĐỎ quanh ống được thay bằng màu VÀNG cao quý,
trân trọng.
|
|
Võ phục và cấp đai của Võ Đường
Bình Định Sa Long Cương là kế thừa truyền thống của
tinh thần dân tộc có những đặc điểm tượng trưng
và nội dung tiềm tàng riêng biệt của tiền nhân ngày
trước.
|
|
|
|